Monday, October 28, 2019

4 tuyệt chiêu móc tiền Trader của các Broker Dởm

8:10:00 PM Posted by Thế NV No comments
Trước khi đi sâu vào chi tiết chúng ta cần thẳng thắn thừa nhận rằng: Tuy Broker có thể là một nguyên nhân khiến Trader thất bại nhưng phần lớn các thua lỗ của Trader đều do chính mình tạo nên với nhiều lý do khác nhau.

Để kiếm được tiền với nghề giao dịch, một Trader cần có 4 yếu tố đồng thời bao gồm:
  1. Kỹ thuật phân tích thị trường tốt
  2. Quản lý vốn hiệu quả
  3. Tâm lý ổn định
  4. Và một nhà môi giới (Broker) minh bạch
Thiếu 1 trong 4 nhân tố này thì Trader không thể có lợi nhuận ổn định. 3 yếu tố đầu tiên rất hay được bàn luận nên trong bài viết này chúng ta sẽ đi vào yếu tố thứ 4 –  Tìm hiểu về những cách mà các Broker có thể “móc túi” Retail Trader để biết cách giảm thiểu mất mát.

Có quá nhiều điều để nói về chuyện tình giữa nhà giao dịch nhỏ lẻ và Broker

Chiêu thứ nhất: “Săn” Stop Loss

Đây là chiêu rất dễ bắt gặp nếu bạn giao dịch với một 'Broker Dởm' với những Broker này, lợi nhuận của bạn là khoản lỗ của họ và ngược lại, do vậy, họ không bao giờ muốn bạn thắng.
Cách săn Stop Loss của các Broker này là lợi dụng chính sách Spread thay đổi theo thanh khoản thị trường để nới rộng khoảng cách Spread, từ đó khiến lệnh của bạn dễ bị dừng lỗ hơn.

Lời khuyên: Nên đọc Review về Broker thật kỹ trên các diễn đàn, mạng xã hội,..., chọn các Broker có giấy phép nổi tiếng như FCA, ASIC… Nên để giá “ask” trong thiết lập biểu đồ để thấy được sự thay đổi Spread.
Chuyên nghiệp hơn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ đặt StopLoss ảo để đánh lừa vị trí đặt StopLoss của bạn với nhà môi giới. Tìm hiểu và tải về công cụ đó Click vào tại đây.

Chiêu thứ hai: Trượt giá

Trượt giá hiểu đơn giản là bạn muốn đặt lệnh tại mức giá ABC nhưng không được giá lại khớp ở mức giá DEF  theo chiều hướng bất lợi cho bạn. Đây là một điều bình thường, đặc biệt là với các Broker ECN (giá không ngừng biến động theo điều kiện thị trường).

Tuy nhiên, khi mức trượt giá là quá lớn và thường xuyên mà không có một tin gì đặc biệt tại thời điểm bạn vào lệnh thì đây thật sự là vấn đề.
Nếu bạn nghi ngờ Broker mà mình đang giao dịch, hãy mở thiết lập giá “ask” và theo dõi sự biến động Spread, đồng thời so sánh giữa một vài Broker với nhau, bạn sẽ có câu trả lời cho việc có nên tiếp tục giao dịch với Broker hiện tại hay không.

Cách thiết lập giá “ask” để thấy Spread

Chiêu thứ ba: Báo giá lại (Requoted)

Báo giá lại là hiện tượng khi bạn đặt lệnh nhưng lệnh của bạn không được khớp, Broker sẽ trì hoãn trong một vài giây và sau đó gửi báo giá mới, thường là bất lợi hơn những mức giá bạn đã chọn.
Nó cũng có thể xuất hiện khi giá đang biến động mạnh theo hướng mà bạn đã giao dịch, khi bạn muốn đóng lệnh thì liên tục bị Requote, khiến không thể thoát khỏi vị thế tại mức giá mong muốn.
Hiện tại, do cạnh tranh nhiều giữa các nhà môi giới với nhau nên chiêu thức này ít được dùng, tuy nhiên với các Broker nhỏ thì vẫn còn. Lời khuyên đó là không nên giao dịch với các Broker có hiện tượng này, còn rất nhiều sự lựa chọn giá trị khác ở bên ngoài.

Chiêu thứ tư: Phí Swap

Nếu bạn là người hay giữ lệnh qua đêm hãy để ý đến chi phí này, ở một số Broker, mức phí này có thể được tính hơn nhiều lần so với các Broker khác. Bạn cũng có thể đơn giản kiểm tra phí Swap bằng cách vào phần thiết lập như hình dưới.

Kiểm tra phí Swap từng cặp tiền của nhà môi giới
Phí swap là chi phí lãi mà bạn phải trả cho nhà môi giới khi giữ lệnh qua đêm, nó được tính toán dựa trên lãi suất tiền tệ do NHTW qui định. Theo lý thuyết thì nó phải giống nhau, tuy nhiên thực tế thì phí này rất khác tùy vào Broker.

Lựa chọn một nhà môi giới minh bạch và uy tín sẽ giúp giảm thiểu yếu tốt mất mát vốn cho nhà giao dịch. Cá nhân mình đang giao dịch tại FBS và Darwinex. Anh em có thể tham khảo.

0 nhận xét:

Post a Comment