Thay
đổi kinh tế, bầu cử chính trị, điều tiết của cơ quan tài chính, các thảm họa
thiên nhiên – tất cả các yếu tố này có thể ảnh hưởng đến tỉ giá ngoại tệ. Nếu
một trong các yếu tố này khó lường trước, thì các yếu tố khác có thể lường
trước được. Ngày và giờ phát biểu các chỉ số đã có trước. Có lịch kinh tế cho
các những thông tin và chỉ số quan trọng. Như vậy nếu phân tích và dự đoán các
chỉ số thì có thể dự đoán được xu hướng chuyển động tỉ giá ngoại tệ sau này, và
kiếm được lợi nhuận. Đừng phân tích chi tiết quá. Bạn có thể bị nguy cơ quá tải
các thông tin. Đến cả các chuyên gia cũng bị vào trường hợp này và không thể
suy đoán được xu hướng.
Nhà giao dịch có thể theo dõi lịch phát hành thông tin kinh tế thông qua website Forexfactory.com chuyên mục Calendar để nhận biết thời gian phát hành và mức độ ảnh hưởng đến giá.
Trang thông tin lịch phát hành kinh tế |
Dưới đây là một số chỉ số quan trọng nhất cho
chuyển động của tỉ giá ngoại tệ.
- Lãi suất (Interest rate)
Không có chỉ số kinh tế nào và tài chính để theo dõi chuyển động tỉ giá ngoại tệ quan trọng như lãi suất. Trước hết phải hiểu lại suất là dụng cụ để tác động đến nền kinh tế quốc gia của ngân hàng trung ương. Lãi suất ngắn hạn thể hiện lãi suất cho vay của ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại. Nếu trong trường hợp phát hiện lạm phát lên cao, thì ngân hàng trung ương tùy thuộc vào chính sách, sẽ có tác động vào ngoại tệ quốc gia, bằng cách thay đổi lãi suất. Nếu ra quyết định hạ lạm phát, thì ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất. Như vậy sẽ làm hạ được số tiền lưu động trên thị trường và sẽ giảm được lạm phát. Nếu quyết định tăng số lượng tiền lưu động trong thị trường thì sẽ có quyết định hạ lãi suất. Nếu chênh lệch lãi suất ngoại tệ quốc gia với quốc gia khác (chênh lệch lãi suất), thì điều đấy sẽ tạo ra nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài mua ngoại tệ trong nước và gửi lãi suất cao. Nói kiểu khác thì lãi suất cao sẽ làm đồng tiền đấy có nhu cầu cao để đầu tư ở thị trường quốc tế, và như thế ngoại tệ trong nước sẽ có nhu cầu cao và sẽ lên giá.
- Tổng sản phẩm nội địa (GDP)
GNP (Gross National Product) – là giá cho tất cả các dịch vụ và hàng hóa được sản xuất ở trong nước trong thời gian nhất định (tháng, quý, năm). Cập nhật thông tin mới về GDP được ra hàng quý. Đây là một trong những chỉ số quan trọng nhất, mà có thể đánh giá nền kinh tế của quốc gia. Khi dự đoán và chỉ số thực khác nhau nhiều thì tỉ giá có thể chuyển động mạnh. Tăng trưởng GDP thể hiện nền kinh tế quốc gia mạnh lên và sẽ dẫn đến việc tăng giá ngoại tệ quốc gia.
- Nonfarm payrolls (NFP)
Số lượng việc làm mới, không nằm trong lĩnh vực nông nghiệp trong tháng. Chỉ số này được cơ quan theo dõi thất nghiệp đưa ra hàng tháng và thể hiện xu hướng nhân sự kinh tế Mỹ.
Payroll – là chỉ số lương được trả cho công nhân. Chỉ này bao gồm hơn 500 ngành ( sản xuất, xây dựng, kinh doanh, dịch vụ, bất động sản, tài chính, bảo hiểm và v.v.) chọn từ 40000 công ty và được gọi establishment employment ( việc làm có tổ chức) Trong chỉ số có bao gồm ước tính 50 ngàn công việc tại nhà. Công việc tự tổ chức – household employment. Nonfarm payrolls – chỉ số rất quan trọng, thể hiện thay đổi nhân sự trong nước. Tăng trưởng chỉ số này sẽ giảm thất nghiệp và sẽ tăng giá đồng USD. Nhiều người còn gọi “ chỉ số làm giao động thị trường”. Có một quy luật cho thấy là tăng chỉ số này 200.000 một tháng sẽ dẫn đến tăng trưởng GDP lên 3.0%. Chỉ số thường ra vào thứ 6 đầu tiên của tháng vào lúc 8.30 EST (New-York).
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Thể hiện mức giá trong từng nhóm hàng hóa và dịch vụ trong khoảng thời gian ( tháng, 3 tháng, năm). Được tạo để so sánh giá cả của giá tiêu dùng và dịch vụ với hiện tại và giá của tháng trước hoặc năm trước. Trong giỏ thường là 44.0% là hàng hóa và 56.0% dịch vụ. Chỉ số này là chỉ số lạm phát sớm. Được coi là chỉ số tốt nhất để tính giá chỉ tiêu cho mức sống. Tăng trưởng chỉ số này thường dẫn đến tăng lãi suất trong nước, và sẽ dẫn đến tăng giá ngoại tệ quốc gia. Chỉ số này có thể tạo nên sóng mạnh trên thị trường FOREX, trong những lúc ra tin, tỉ giá ngoại tệ có thể thay đổi 50-100 điểm trong 1 phút.
- Chỉ số giá công nghiệp (PPI)
Thể hiện thay đổi giá với những hàng hóa công nghiệp. Chỉ số PPI bao gồm tất cả các giai đoạn từ: nguyên liệu, giai đoạn trung gian, thành phẩm, cũng như tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, khai thác mỏ và nông nghiệp. Khi tính PPI không bao gồm giá hàng nhập khẩu và dịch vụ liên quan đến nhập khẩu. Chuyển động chỉ số thường đi trước chỉ số CPI, và các nhà chuyên gia thường hay dùng để đoán lạm phát trong tương lai.
- Cán cân thương mại (Trade Balance)
Tỷ lệ giữa tổng hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu tổng giá hàng hoá xuất khẩu vượt quá giá nhập khẩu, cán cân thương mại đang gọi là active (thặng dư), nếu nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu – passive (thiếu hụt). Nếu cán cân active thì có nghĩa là kinh tế đang phát triển và sẽ làm tăng giá ngoại tệ quốc gia.
- Thất nghiệp (Unemployment rate)
Cho thấy tỷ lệ phần trăm của số người thất nghiệp với tổng số lao động. Là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng “động cơ của thị trường”. Dữ liệu việc làm rất khó dự đoán, và giá trị thực thường xuyên mâu thuẫn với dự đoán và gây ra sự điều chỉnh ngay lập tức. Thất nghiệp gia tăng (giảm việc làm), thường đi kèm với sự mất giá của tiền tệ. Thường xuất bản hàng tháng, đồng thời với Nonfarm payrolls.
0 nhận xét:
Post a Comment